Giúp bố mẹ hiểu con cái tuổi teen

Theo một nghiên cứu cho thấy, hơn một nửa học sinh lớp 6 thích tâm sự với cha mẹ, nhưng bước vào giai đoạn tuổi teen thì con số này chỉ còn 22%. Phần lớn trẻ em khi bước vào tuổi teen đều cho rằng có rất nhiều chuyện chúng không thể chia sẻ với cha mẹ, hoặc là do cha mẹ không chịu nghe và hiểu, hoặc là cha mẹ can thiệp thái quá vào vấn đề của bọn trẻ. Đôi khi, bạn cảm thấy bất lực trong việc khuyên bảo và nuôi dạy trẻ tuổi teen. Bạn muốn quên đi nghĩa vụ làm cha mẹ của mình. Nhưng với trẻ tuổi teen, chỉ cần bạn buông lỏng và không có ‘chiến thuật’ dạy con ‘bài bản’ thì bạn sẽ thất bại trong việc nuôi dạy con.

Điều làm cho cha mẹ lo lắng nhất là khi con trẻ tới tuổi “teen” thường có xu hướng tự đánh giá mình cao hơn so với hiện thực, chúng không còn tâm sự với cha mẹ nữa. Hỏi gì cũng chỉ ậm ừ cho qua. Nhiều lúc bố mẹ nhìn vào mắt con cái mà không biết chúng đang nghĩ gì. Trước đó, thì suốt ngày ríu rít như con chim, luẩn quẩn bên bố mẹ. Bên cạnh đó nhiều em thích thổi phồng những khả năng của mình, người ta thường nói một cách giàu hình ảnh là trẻ vị thành niên thích tự xem mình là “trung tâm của vũ trụ”, là những nhân vật có tầm quan trọng nhất, mọi người nên suy nghĩ và hành động như mình.

Do đó, nhiều bậc phụ huynh cảm thấy bực bội, và nhiều khi phản ứng rất mạnh khi con cái không hỏi ý kiến bố mẹ nữa. Nhiều bố mẹ lo âu và cho rằng mình đã thất bại trong việc giáo dục con cái của mình. Từ chỗ lo âu, cha mẹ đi tìm những phương pháp giáo dục mới, nửa năn nỉ, nửa dọa nạt với hy vọng con sẽ thay đổi. Khi những hy vọng cuối cùng cũng bị dập tắt thì một là cha mẹ cũng im lặng với con luôn, hai là giận dữ hơn nữa và hơn thế nữa là thả nổi con cái. Họ không biết rằng đó là đặc tính chung của tất cả những đứa trẻ ròi bỏ vai trò “con nít” trong nhà để bước vào độ tuổi “teen”.

Vì vậy, để hiểu được con giai đoạn này và có phương pháp giáo dục tốt nhất các bậc phụ huynh cần:

Một là, yêu thương và thông cảm với con.

Bạn có thể thiết lập những giới hạn nhưng bạn nên làm một cách bình tĩnh nhất mà bạn có thể. Con bạn sẽ rất biết ơn, ngay cả khi chúng không chịu thừa nhận điều đó vào lúc này. Bạn đừng bao giờ buộc con cái đối xử với mình một cách thiếu tôn trọng. Khi thiết lập các giới hạn, bạn nên hành động vì tình yêu hơn là tức giận.

Hai là, trò chuyện với con nhẹ nhàng.

Đừng vội vàng áp đặt cách làm và suy nghĩ của bạn trước một vấn đề cho chúng, hãy đưa ra những lời khuyên và quan điểm của bạn để chúng nhận ra rằng bạn thực sự hiểu vấn đề của chúng là gì. Một cuộc trò chuyện nhẹ nhàng và tình cảm sẽ có lợi hơn một cuộc trò chuyện căng thẳng và nặng nề, điều đó không chỉ khiến con cái của bạn mất bình tĩnh mà đến chính bạn cũng không làm chủ được bản thân mình.

Ba là, tôn trọng con cái.

Ngay cả khi bạn là cha là mẹ chúng nhưng hãy nhớ rằng con cái bạn cũng cần được tôn trọng. Hãy tôn trọng quan điểm và ý kiến của chúng. Sau đó bạn hãy phân tích và nói cho chúng hiểu cách nhìn nhận cũng như suy nghĩ của bạn ra sao? Khi cha mẹ tôn trọng ý kiến và lời nói của con cái thì chúng cũng sẽ dành cho bạn sự tôn trọng cao nhất và luôn muốn tìm đến bạn bất kể khi nào chúng gặp chuyện. Bên cạnh mối quan hệ bố mẹ-con cái, bạn và những đứa trẻ của mình còn có mối quan hệ người với người, vì vậy tôn trọng là điều kiện tiên quyết giúp bố mẹ hiểu con cái tuổi teen dễ dàng hơn.

Bốn là, kìm nén sự giận dữ

Hãy nhớ rằng thể hiện sự tức giận chỉ làm cho bạn thêm mệt mỏi bởi vì nó củng cố cảm giác của bạn rằng bạn đúng và người khác sai. Thay vào đó, nên chú ý đến sự tức giận của bạn và xem nó như một tín hiệu của những gì cần phải thay đổi. Ví dụ, thay vì giận dữ bởi những đứa trẻ không giúp việc nhà, hãy sử dụng sự tức giận như là một động lực để thiết lập một hệ thống mới các công việc trong gia đình. Điều này sẽ giúp ngăn chặn các tình huống xấu trong tương lai.

Hy vọng với những điều mà POKI chia sẻ ngày hôm nay sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm được phương pháp tốt nhất để hiểu con trong giải đoạn nhạy cảm này.

Tin khác

Giao tiếp và ứng xử học đường

Trường học – nơi không chỉ bồi đắp kiến thức, chắp cánh ước mơ tương lai mà còn là môi trường giáo dục lành mạnh, giúp học sinh ho...

Phòng tránh bị bắt cóc

Buổi chuyên đề được các bạn nhỏ hào hứng tham gia, với những thông điệp đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ tại chương trình các em đã nhanh chóng nắm đ...

Cháu yêu chú bộ đội

Hoạt động trải nghiệm thực sự đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng các bạn nhỏ. Hy vọng rằng các bé sẽ lớn lên trong niềm tự hào được noi gương c&aacu...

Ngày hội Kỹ năng sống POKI

Giáo dục KNS phải được bắt đầu từ khi trẻ còn rất nhỏ, đặc biệt ở lứa tuổi Tiểu học. Bởi vì lứa tuổi này đã hình th&agrav...